Nghề bảo vệ cũng là một nghề lao động chân chính!

Nghề bảo vệ cũng như bao ngành nghề khác, công việc bảo vệ lao động kiếm tiền chân chính. Tuy nhiên vẫn có nhiều định kiến chưa đúng về nghề bảo vệ, cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Lý do nghề bảo vệ ít được coi trọng???

  1. Tại sao nghề bảo vệ lại được ít được coi trọng 

Nghề bảo vệ giúp đảm bảo an toàn liên quan đến tính mạng và tải sản, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội. Khi xã hội ngày càng phát triển kéo theo rất nhiều tệ nạn xã hội thì nhu cầu về dịch vụ bảo vệ ngày càng tăng cao.

Bảo vệ YUKI tại mục tiêu Trại Chăn Nuôi Gia Súc Trường Hải - Bình Định

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều những định kiến, sự thiếu tôn trọng và cảm thông đến ngành nghề này, khiến rất nhiều người trong nghề cảm thấy nản lòng, muốn bỏ nghề vì không nhận được sự cảm thông từ xã hội và gia đình. Những người bảo vệ đã làm gì sai để phải nhận những ánh nhìn coi thường, soi mói như vậy của người đời?

Nhiều trường hợp vì hiểu nhầm, sự nhầm lẫn của khách hàng khi mà họ chỉ đáng tuổi con, tuổi cháu lại dám chỉ thẳng tay vào những người bảo vệ để quát tháo, mắng chửi. Đôi khi sự thật bày ra trước mắt nhưng ngay đến một lời xin lỗi hay thái độ hối lỗi cũng hoàn toàn không có.

“Khách hàng là thượng đế?”

Vậy là những người có văn hóa, có học thức nhưng dựa vào đâu để họ có cái quyền hạ thấp danh dự, lòng tự trọng của người khác như vậy? Đã gọi là định kiến thì rất khó để thay đổi, chỉ những nghề có trình độ học vấn cao, được ăn học đàng hoàng thì mới được xã hội đón nhận và coi trọng.

Họ nghĩ rằng bảo vệ là nghề lao động chân tay, dùng bạo lực, không có học thức cao và bắt đầu hình thành những tư tưởng cư xử thiếu văn hóa, thiếu tôn trọng với họ. Ngoài những nguy hiểm luôn rình rập, căng thẳng và áp lực của công việc, họ còn phải đứng trước những dư luận của xã hội, lời dèm pha của mọi người.

Vì hiểu lầm mà phải chấp nhận bị người tuổi con cháu quát tháo (Minh họa)

Có nhiều nhân viên bảo vệ chia sẻ rằng khó khăn trong công việc bảo vệ không phải là công việc vất vả, lương thấp mà chính là những lời bàn tán, dị nghị, đánh giá một chiều từ phía những người xung quanh, ngay cả từ người thân trong gia đình.

Những người nhân viên bảo vệ phải đổ mồ hôi công sức để đem lại an toàn cho mọi người, giữ gìn an ninh trật tự chỉ mong muốn xã hội có thể đón nhận và công nhận ngành nghề của họ.

  1. Lựa chọn theo đuổi nghề bảo vệ có đúng không?

Ngày nay, nghề bảo vệ đã được coi là một ngành dịch vụ, mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, thậm chí có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp được thành lập.

Các đơn vị này cung cấp lực lượng bảo vệ đáp ứng đủ những điều kiện, tiêu chuẩn của một bảo vệ chuyên nghiệp. Đội ngũ này có chức năng và quyền hạn được pháp luật quy định cụ thể trong lĩnh vực hoạt động bảo vệ.

Dịch vụ bảo vệ đang ngày càng phổ biến

Dịch vụ bảo vệ hiện đang ngày càng phổ biến và được tin tưởng bởi đội ngũ nhân viên có nghiệp vụ bảo vệ, kinh nghiệm dày dặn và tác phong làm việc cực kỳ chuyên nghiệp.

Có nhiều người nghĩ rằng nghề bảo vệ chỉ dành cho những người có học thức thấp thì điều đó hoàn toàn sai lầm.

Mặc dù yêu cầu tuyển dụng của nghề bảo vệ không cao nhưng tiêu chuẩn để trở thành một bảo vệ chuyên nghiệp lại ngược lại.

Một nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp hội tụ trong mình sự thông minh, can đảm, thật thà và chất phác, nhanh nhạy để xử lý những tình huống và sự cố bất ngờ xảy ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Cứ suy nghĩ đơn giản rằng nếu như không có những người bảo vệ ngày đêm túc trực canh gác thì liệu các công ty, doanh nghiệp,… có yên tâm để kinh doanh, phát triển hay không?

Những người bảo vệ như là bộ mặt bên ngoài của chủ quản, nếu như khách hàng hài lòng về phong cách làm việc của họ thì tức công ty, doanh nghiệp,… đã tạo được cho khách hàng cảm giác an toàn, yên tâm.

Nếu bạn thật sự yêu thích nghề bảo vệ nhưng vẫn có nhiều trăn trở, bằng niềm yêu nghề bạn có thể cố gắng theo đuổi bởi những lý do đơn giản sau:

  • Đây là ngành nghề có sứ mệnh đem lại sự an toàn cho mọi người, bình yên cho xã hội.
  • Bạn sẽ được đào tạo trở thành một bảo vệ chuyên nghiệp với những nghiệp vụ chuyên môn, các kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc.

Nếu như bạn không có trình độ học thức cao thì đây chính là cơ hội để bạn phát triển bản thân ở hiện tại và ổn định nghề nghiệp trong tương lai.

  • Nghiêm túc với công việc bạn sẽ được hỗ trợ nhiều mặt trong cuộc sống, được học tập để nâng cao trình độ.
  • Cơ hội tiếp xúc, làm việc với các thành phần trong xã hội, có nhiều cơ hội được học hỏi và mở rộng mối quan hệ. 

Công việc của nhân viên bảo vệ nhìn bề ngoài có vẻ nhàn rỗi, bình thường nhưng giá trị nó mang lại thì không hề tầm thường chút nào.

Thậm chí hình ảnh của các chú, các anh bảo vệ còn là hình mẫu lý tưởng cho sự dũng cảm, kiên trì, chịu khó.

Nhiều người mặc dù trình độ học thức không cao nhưng đã đầu tư thời gian cho việc học văn hóa và các loại ngôn ngữ, trở thành bảo vệ - vệ sĩ cao cấp vừa có nghiệp vụ giỏi vừa đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng như chính trị gia, ca sĩ, nghệ sĩ, vận động viên… và mức lương trung bình của vệ sĩ rất “khủng”.

Ngành nghề nào cũng có những khó khăn, vất vả và nghề bảo vệ cũng vậy, tuy có nhiều nỗi khổ nhưng mang lại cuộc sống ổn định.

Ngoài những chế độ phúc lợi hấp dẫn như Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, nghỉ phép, lương thưởng,… nếu cố gắng phấn đấu sẽ có cơ hội trở thành đội trưởng, chỉ huy chuyên nghiệp.

Khi bạn quyết toàn tâm toàn ý cho công việc thì đó sẽ là yếu tố giúp bạn phát triển trong thời gian sau này, quan trọng là cần có chí, kiên trì để học hỏi cách xử lý khi gặp sự cố, học được cách mọi người làm việc,…

Đây là điều quan trọng nhất đối với một người bảo vệ chuyên nghiệp.

Xem thêm: Ngành bảo vệ và ý nghĩa nhân văn đóng góp cho xã hội

Vất vả nhưng các nhân viên bảo vệ vẫn luôn giữ cho mình nụ cười

Bảo vệ YUKI tại Trường Mầm Non Montessori Bình Dương - Thuận An, Bình Dương.

  1. Nhìn nhận đúng về nghề bảo vệ chân chính

Không có nghề nào là thấp kém và không được trân trọng cả. Thấp kém chính là do chúng ta không hiểu được tính chất công việc, sự quan trọng của nghề đó mà vội vàng đánh giá theo suy nghĩ của bản thân.

Thay vì đó, sao không thử một lần đặt bản thân vào vị trí của họ để hiểu rằng ngành nghề nào cũng phải nỗ lực, phải cố gắng, phải đổ mồ hôi, rơi nước mắt mới có thể bám trụ và từng bước đi lên.

Hình ảnh âm thầm của người bảo vệ khi cố gắng cứu người trong những vụ hỏa hoạn, kẹt thang máy, trộm cắp,… Họ luôn cố gắng báo động nguy hiểm cho mọi người và bảo vệ tài sản cho khách hàng.

Ngành bảo vệ còn được so sánh với những lực lượng anh hùng khi có những con người đã hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh – trật tự cộng đồng,…

Ý nghĩa và giá trị của công việc bảo vệ đôi khi là vô giá.

Nghề nào trong xã hội cũng cần được tôn trọng, chỉ cần trung thực, không lừa lọc ai, kiếm được những đồng tiền chân chính để nuôi sống bản thân và gia đình đã rất xứng đáng để trân trọng. 

Tóm lại, hãy bỏ những đi những định kiến cá nhân và cái nhìn khắt khe của bản thân để tạo nên niềm tin và giá trị cho những con người mang đến an ninh – trật tự cho xã hội, bởi vì bảo vệ cũng là một nghề lao động chân chính.

Bảo vệ YUKI tại Toà nhà Ecolife Riverside - Thành Phố Quy Nhơn, Bình Định

CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN DOANH DỊCH VỤ BẢO VỆ - VỆ SĨ YUKI SEPRE 24 GROUP

Chi tiết xin quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

Địa chỉ VPGD: 75/3C Trần Văn Đang, Phường 9, Quận 3, TP. HCM

Văn phòng: (028) 3931.9066

Hotline: 0901.577.855 

< Trở lại

Bài viết liên quan